[Vietnamese below]
“Report indicates heavy burden on teachers, significant support for educators as a result of COVID-19; urges schools to focus on four Rs—rigor, routines, relationships, and resources
In the sudden transition this spring from face-to-face learning to remote learning, U.S. students were subject to more assignments and schoolwork, but less challenging academic activities. At the same time, parents and students felt anxiety about whether students would be ready to enter a new grade or prepared for future learning and work.
These are among the findings of a new report, Upended Learning: Key Findings on the Impact of Remote Schooling, released today by the nonprofit Cognia™. Based outside Atlanta, Cognia serves as the world’s largest accreditor and a national leader in assessment and continuous improvement. The report analyzes surveys of more than 74,000 students, parents, and teachers from the United States and 22 other countries.The results of the surveys, which were conducted between late April and the end of June 2020, reveal that students were given academic work that was either too easy or that reviewed previous content.
- Eight in 10 students reported having more work to do in a remote setting than in their previous classrooms.
- Two-thirds of parents (67%), six in ten students (60%), and almost all teachers (94%) said that assignments were either “new and easy” or “something already learned [or taught].”
- The teacher survey revealed that teachers typically focused on preparing instructional activities and assignments for students and had other significant new responsibilities. During remote learning, most teachers (70%) reported spending more time preparing instructional activities than they did for activities in face-to-face classrooms.
Parents and students participating in the surveys said they were worried that students will not be fully prepared for the next grade or for college or work.
- Most parents (57%) reported they are worried or sometimes worried about their children’s preparation moving forward.
- More than six in 10 students (61%) said that, “most days” or “some days”, they were worried about not being prepared for the next year of school.
- High school (67%) and middle school students (63%) were far more likely to say they were worried about the coming year than students in elementary school (54%).
“We’ve long assumed that students were not academically challenged this spring, but now we have the data to prove it,” says Dr. Mark A. Elgart, president and CEO of Cognia. “The surveys showed that students were kept busy but not challenged with online instruction, and that, largely as a result, they and their parents feel anxious about their future.”
“In the sudden shift to remote learning environments, everything about schools—the standard routines, schedules, norms, practices, and expectations—was upended,” Elgart says. “Teachers had to adapt their instruction to a new learning modality, explore entirely new ways of teaching and scheduling, and be constantly available to address the social and emotional needs of students and parents. This came at a cost not only to the tens of thousands of students who could not get online and are falling further behind, but also to all students who received a lot of busy work.”
“As teachers settle into the new school year, the first order of business for schools is to help teachers address the four Rs—rigor, routines, relationships, and resources,” according to Elgart.
The report quantifies the difficulties students, teachers, and parents experienced in the shift to online learning.
- Most students (71%) and parents (80%) agreed that students felt lonely “most days” or “some days.” Most students reported missing school and said that they missed not saying goodbye to classmates and teachers “most of the time” or “sometimes.”
- More than 4 in 10 parents said that their child[ren] lacked regular routines. Research says that these routines help maintain order, reduce student anxiety, and encourage students to remain motivated, engaged, and focused on learning.
- Four in 10 parents found that helping their children at home was more difficult than they expected.
- A large percentage of teachers (42%) said that remote teaching was harder than expected and 98% agreed that they had to learn new skills (77% agree, 21% somewhat agree). Almost all teachers indicated they missed their school life (99%), felt disconnected from colleagues (90%), and missed their students’ participation in school events (96%).
The surveys were conducted by Cognia’s Innovation Lab, an incubator of new initiatives, tools, and services that strengthen the continuous improvement efforts of the 36,000 schools and districts from the United States and 85 countries that make up Cognia’s network.A total of 74,116 respondents participated — 38,739 students, 32,487 parents, and 2,890 teachers from the United States and 22 other countries.
Additional findings
Other important findings of the report revealed:
- Outpouring of support for teachers. The report indicates an outpouring of support by parents and students for what teachers accomplished and, by teachers, for the support they received from principals and school leaders.
- Burden on parents and guardians. Many parents (38%) found that helping children was harder than expected. Elementary students were almost twice as likely to lean on someone at home for support with their assignments than other students (43% vs. 23% overall) and high school students were about four times less likely to look for support at home than students on average (6% vs. 23% overall).
- Technology gap. About 1 in 10 students in the sample reported having some or no access to technology and electronic devices, such as laptops or mobile hotspots. The percentage of students lacking access is unacceptable—a structural inequity that resulted in too many students with inadequate access to equitable educational opportunities.
What schools can do
The challenges identified by the survey provide a context for what schools need to do as we move into the second year of learning in a remote environment from the ongoing pandemic. Specifically, states, districts, and schools need to address the 4 Rs:
- Rigor, by expanding professional learning to help teachers adapt to online instruction and set expectations, introduce digital learning content and tools, and redesign instruction, and to enable teachers to spend more time with students without being in their presence.
- Routines, by ensuring that there are routines that set expectations, help students focus, and create the structure for rigorous online instruction, to be used with consistency within classrooms, within grade-levels, and from one peer teacher to another.
- Relationships, by building on the groundswell of support for teachers from parents and the powerful connections teachers have established with students by: a) engaging both students and parents in the learning process, b) supporting teacher-to-teacher interaction, and c) fostering the social-emotional well-being of students, parents, and teachers.
- Resources, by closing gaps in equity to ensure that all students are connected to the internet and the school portal and by ensuring adequate staffing and other resources. Teachers need training and support to make effective use of technology, teaching and learning supports, and assessment tools. Responsive support and adequate resources are more important than ever, given the expanded expectations of teachers’ roles.”
—
Báo cáo Cognia chỉ ra gánh nặng với giáo viên, hỗ trợ quan trọng cho giáo viên trong giai đoạn có dịch COVID-19; kêu gọi các trường tập trung vào nguyên tắc bốn R — đầy đủ & chặt chẽ, thói quen, mối quan hệ và nguồn lực
Mùa xuân này, khi chuyển đổi đột ngột từ học trực tiếp sang học từ xa, học sinh Mỹ phải làm nhiều bài tập hơn, nhưng các hoạt động học tập lại ít thử thách hơn. Đồng thời, phụ huynh và học sinh cảm thấy lo lắng không biết con mình đã sẵn sàng lên lớp hay chuẩn bị cho việc học tập và làm việc trong tương lai hay chưa.
Đó là một trong những kết quả đưa ra từ một báo cáo gần đây mang tên “Học tập không giám sát: Các phát hiện chính từ sự tác động của việc học từ xa” do tổ chức phi lợi nhuận Cognia ™ đưa hôm nay. Có trụ sở nằm ở rìa Atlanta, Cognia là cơ quan kiểm định lớn nhất thế giới và là cơ quan hàng đầu quốc gia về đánh giá và cải tiến liên tục. Báo cáo đã phân tích kết quả khảo sát của hơn 74.000 học sinh, phụ huynh và giáo viên tại Hoa Kỳ và 22 quốc gia khác trên thế giới.
Kết quả của các cuộc khảo sát từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6 năm 2020 cho thấy học sinh được giao bài tập quá dễ hoặc ôn tập lại nội dung trước đó.
- Cứ 10 học sinh thì có 8 học sinh cho biết có nhiều bài tập phải làm hơn khi học từ xa so với các lớp học trực tiếp như trước đây.
- Hai phần ba phụ huynh (67%), sáu phần mười học sinh (60%) và hầu hết tất cả giáo viên (94%) cho rằng bài tập giao cho học sinh làm “mới và dễ” hoặc là “nội dung đã học [hoặc đã dạy].”
- Khảo sát từ giáo viên cho thấy giáo viên thường tập trung vào chuẩn bị các hoạt động giảng dạy và giao bài tập cho học sinh và có những trách nhiệm mới quan trọng khác. Trong quá trình học tập từ xa, hầu hết giáo viên (70%) cho biết họ dành nhiều thời gian hơn cho việc chuẩn bị các hoạt động giảng dạy so với lớp học trực tiếp.
Phụ huynh và học sinh tham gia khảo sát này cho biết họ lo lắng học sinh sẽ không được chuẩn bị đầy đủ cho lớp cao hơn hoặc vào đại học hoặc đi làm.
- Hầu hết phụ huynh (57%) cho biết họ lo lắng liệu con em mình có được chuẩn bị cho tương lai.
- Hơn sáu trong số 10 học sinh (61%) nói rằng trong “hầu hết các ngày” hoặc “một số ngày” các em lo lắng rằng mình không được chuẩn bị cho năm học tiếp theo.
- Học sinh trung học phổ thông (67%) và trung học cơ sở (63%) cho thấy sự lo lắng của các em về năm học sắp tới hơn nhiều so với học sinh tiểu học (54%).
Tiến sĩ Mark A. Elgart, chủ tịch và cũng là Giám đốc điều hành của Cognia cho biết: “Từ lâu chúng tôi đã cho rằng học sinh không được thách thức thật sự về mặt học thuật vào mùa xuân này, nhưng giờ đây chúng tôi có dữ liệu để chứng minh điều đó. Các khảo sát cho thấy học sinh luôn bận rộn nhưng không có đủ thách thức với việc học trực tuyến, và do đó, phần lớn là các em và phụ huynh cảm thấy lo lắng về tương lai của mình.”
Tiến sĩ Elgart cho biết thêm: “Trong quá trình thay đổi đột ngột sang môi trường học tập từ xa, mọi thứ về trường học như thói quen, lịch trình, quy định, thực hành và kỳ vọng tiêu chuẩn đều bị thay đổi. Giáo viên phải điều chỉnh cách giảng dạy theo phương thức học tập mới, khám phá những cách dạy và thời khóa biểu hoàn toàn mới, đồng thời luôn phải sẵn sàng để đáp ứng các nhu cầu xã hội và tình cảm của học sinh cũng như phụ huynh. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho hàng chục nghìn học sinh không thể học trực tuyến và ngày càng tụt lại phía sau mà còn cho tất cả những học sinh đã và đang bận rộn với rất nhiều việc phải làm.”
Ông cho rằng: “Khi giáo viên chuẩn bị bước vào năm học mới, công việc đầu tiên của các trường học là giúp giáo viên giải quyết bốn yếu tố R — đầy đủ & chặt chẽ, thói quen, mối quan hệ và nguồn lực.”
Báo cáo chỉ ra những khó khăn mà học sinh, giáo viên và phụ huynh phải trải qua khi chuyển sang học trực tuyến.
- Hầu hết học sinh (71%) và phụ huynh (80%) đồng ý rằng học sinh cảm thấy cô đơn “hầu hết các ngày” hoặc “một số ngày”. Hầu hết học sinh cho biết “hầu hết thời gian” hoặc “thỉnh thoảng” các em nhớ trường học và nhớ việc chào tạm biệt với các bạn cùng lớp và giáo viên trong lớp học trực tiếp.
- Có hơn 4 trên 10 phụ huynh nói rằng con em mình thiếu các thói quen thường xuyên. Nghiên cứu chỉ ra rằng những thói quen này giúp duy trì trật tự, giảm bớt lắng của học sinh và khuyến khích học sinh duy trì động lực, tham gia và tập trung vào việc học.
- Cứ 10 phụ huynh thì có 4 người nhận thấy rằng việc giúp đỡ con cái ở nhà khó hơn mong đợi.
- Một tỷ lệ lớn giáo viên (42%) cho rằng dạy từ xa khó hơn dự kiến và 98% đồng ý rằng họ phải học thêm các kỹ năng mới (77% đồng ý, 21% đồng ý một phần). Hầu hết tất cả các giáo viên cho biết họ nhớ cuộc sống học đường (99%), cảm thấy mất kết nối với đồng nghiệp (90%) và nhớ khi học sinh tham gia vào các sự kiện của trường (96%).
Các khảo sát này được thực hiện bởi Phòng nghiên cứu đổi mới của Cognia, nơi ươm mầm các sáng kiến, công cụ và dịch vụ mới nhằm tăng cường nỗ lực cải tiến liên tục của 36.000 trường học và học khu từ Hoa Kỳ và 85 quốc gia tạo nên mạng lưới của Cognia.Tổng cộng 74.116 người đã tham gia khảo sát, trong đó có 38.739 học sinh, 32.487 phụ huynh và 2.890 giáo viên đến từ Hoa Kỳ và 22 quốc gia khác.
Phát hiện khác
Các phát hiện quan trọng khác của báo cáo như sau:
- Quá nhiều hỗ trợ cho giáo viên. Báo cáo chỉ ra phụ huynh và học sinh đã hỗ trợ rất nhiều cho giáo viên so với những gì họ làm được và rất nhiều từ phía giáo viên so với những gì họ nhận được từ lãnh đạo nhà trường.
- Gánh nặng lên phụ huynh. Nhiều phụ huynh (38%) nhận thấy rằng việc giúp đỡ con em mình khó hơn họ nghĩ. Học sinh tiểu học có xu hướng dựa vào người ở nhà để được hỗ trợ bài tập cao hơn gần gấp đôi so với học sinh bậc học khác (43% so với 23% nói chung) và học sinh trung học có khả năng tìm kiếm sự hỗ trợ ở nhà thấp hơn khoảng bốn lần so với trung bình (6% so với 23% trung bình tổng thể).
- Khoảng cách về công nghệ. Khoảng 1/10 học sinh được khảo sát cho biết tiếp cận một số hoặc không thể tiếp cận công nghệ và thiết bị điện tử, chẳng hạn như máy tính xách tay hoặc thiết bị phát sóng. Tỷ lệ học sinh thiếu khả năng tiếp cận này là không thể chấp nhận được bởi sự bất bình đẳng về cơ cấu dẫn đến quá nhiều học sinh không được tiếp cận với các cơ hội giáo dục bình đẳng.
Trường học có thể làm gì?
Những thách thức được xác định bởi khảo sát này cho thấy bối cảnh cho những gì các trường học cần làm khi chúng ta bước sang năm thứ hai học tập trực tuyến với tình hình đại dịch đang diễn ra. Cụ thể, các địa phương và trường học cần giải quyết nguyên tắc 4 Rs như sau:
- Rigor (Đầy đủ & chặt chẽ) bằng cách tạo cơ hội học tập chuyên môn nghiệp vụ để giúp giáo viên thích nghi với dạy học trực tuyến và đặt ra kỳ vọng, giới thiệu nội dung và công cụ học tập kỹ thuật số, thiết kế lại hướng dẫn bài học, đồng thời giúp giáo viên dành nhiều thời gian hơn với học sinh mà không cần trao đổi trực tiếp.
- Routines (Thói quen) bằng cách đảm bảo rằng có thói quen đặt ra kỳ vọng, giúp học sinh tập trung và tạo cấu trúc cho việc giảng dạy trực tuyến chặt chẽ. Các thói quen này được sử dụng với tính nhất quán trong lớp học, trong các cấp lớp và từ giáo viên đồng cấp này sang giáo viên khác.
- Relationships (Mối quan hệ) thông qua xây dựng trên cơ sở hỗ trợ giáo viên từ phụ huynh và các kết nối mạnh mẽ mà giáo viên đã thiết lập với học sinh bằng cách: a) thu hút cả học sinh và phụ huynh vào quá trình học tập, b) hỗ trợ tương tác giữa giáo viên với giáo viên và c) bồi dưỡng hạnh phúc tình cảm – xã hội của học sinh, phụ huynh và giáo viên.
- Resources (Nguồn lực) bằng cách thu hẹp khoảng cách về công bằng để đảm bảo rằng tất cả học sinh được kết nối internet và cổng thông tin của trường và đảm bảo đủ nhân lực và các nguồn lực khác. Giáo viên cần được đào tạo và hỗ trợ để sử dụng hiệu quả công nghệ, hỗ trợ dạy và học và các công cụ đánh giá. Với kỳ vọng ngày càng cao về vai trò của giáo viên thì hỗ trợ tương ứng và các nguồn lực đầy đủ quan trọng hơn bao giờ hết.”
—
Sources/Nguồn:
Cognia surveys of 74,000 students, teachers, and parents find more work, less academic rigor in schools, and anxiety over student readiness, October 29, 2020, Alpharetta, GA, viewed on Aug 16, 2021: https://www.cognia.org/…/cognia-surveys-reveal…/
Ảnh: Hoạt động dạy và học trực tuyến tại trường Alpha School