Công nghệ giúp sức xây dựng trường học thông minh

Tại Hội thảo “Dạy và học trực tuyến – Góc nhìn của giáo viên và nhà quản lý” do iSMART Education vừa tổ chức, với sự bảo trợ của EQuest Education, các chuyên gia cho rằng, cần phải có một nền tảng công nghệ dùng chung, thống nhất cho giáo dục –  một phần mềm “All in one” – tất cả trong một.

Hợp phần quan trọng trong mô hình giáo dục

Tiến sĩ Nguyễn Thúy Hồng Vân – Giám đốc Đào tạo, Viện Phát triển Tài năng Quốc tế iTD Academy; Chuyên gia đào tạo giáo viên, INTESOL Worldwide, Vương quốc Anh chia sẻ, trên thế giới đã chứng minh việc dạy và học trực tuyến đem lại nhiều hiệu quả và đang được nhiều quốc gia đẩy mạnh. Ngay như nước Anh – một nơi tương đối bảo vệ việc dạy học truyền thống thì hiện nay cũng đang rất cởi mở trong việc triển khai dạy học online.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thúy Hồng Vân, sở dĩ việc dạy học online đã được triển khai ở nhiều nơi và nhiều năm trên thế giới, là do các nước nhìn thấy những ưu điểm của mô hình học tập này đó là khơi gợi được sự tự chủ của người học, có không gian học tập rất mở và đặc biệt, với cơ sở dữ liệu rất lớn, đồ sộ… người học có thể tìm hiểu tùy theo năng lực, trình độ của cá nhân và quỹ thời gian linh hoạt.

“Covid-19 đã thay đổi toàn bộ tư duy truyền thống của nhân loại về giao thương, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục. Đặc biệt, thời kỳ Covid-19 này tạo ra một hình hài mới cho giáo dục trong tương lai, đó là một nền giáo dục công nghệ” – Tiến sĩ Nguyễn Thúy Hồng Vân nhấn mạnh, đồng thời bày tỏ, học sinh có thể quay trở lại trường sau khi dịch bệnh lắng xuống, tuy nhiên, giáo dục trực tuyến vẫn sẽ trở thành hợp phần quan trọng trong mô hình giáo dục.

Ở góc độ là nhà quản lý, ThS. Đoàn Hữu Nhật An – đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế, Phó giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ, vào thời điểm tháng 3/2020, khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, khiến cuộc sống và việc học tập bị gián đoạn. Tuy nhiên, về phía góc độ nhà quản lý giáo dục, chúng tôi luôn luôn mong muốn làm sao để học sinh có thể hoàn tất được chương trình học và tổ chức được kỳ thi tốt nghiệp cho học sinh, cho nên tất cả mọi nỗ lực đều diễn ra, thậm chí họp từng ngày để tìm ra một phương án tối ưu nhất.

Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế đã đưa ra nhiều phương án như các trường chủ động dạy, nghiên cứu tất cả nền tảng để có thể dạy học online hoặc kết hợp vừa dạy học qua truyền hình, vừa dạy học online… nhằm có thể truyền tất cả các kiến thức cốt lõi cho học sinh… “Thời gian vừa qua, chúng tôi rất cảm thông với những nỗi khó khăn của giáo viên trong việc dạy học trực tuyến và cũng mong xã hội chia sẻ với họ. Các thầy cô đã phải dành nhiều thời cho việc soạn giảng hơn và tìm rất nhiều công cụ để đảm bảo tính tương tác trong giờ học và thu hút học sinh” – ThS. Đoàn Hữu Nhật An cho biết.

Sau những bỡ ngỡ ban đầu, giờ đây việc học trực tuyến ngày càng hiệu quả hơn, và có những học sinh thậm chí đã bày tỏ việc thích học trực tuyến hơn là học truyền thống, vì những giờ học này, các em có thể ghi âm, ghi hình lại để xem lại, nghe lại, giúp việc ôn tập hiệu quả hơn. Vì vậy, giờ học trực tuyến vẫn có những giá trị bù đắp cho lớp học truyền thống.

Thầy Phạm Văn Tuấn – Hiệu phó phụ trách chuyên môn cấp THCS, Hệ thống Giáo dục Alpha School cho biết, virus corona đang tiếp tục tiến hóa, và thế giới không biết bao giờ không chế được dịch bệnh… và liệu sau Covid-19 sẽ còn đại dịch nào xảy ra. “Quan điểm của tôi cũng như rất nhiều nhà giáo dục khác, trường học có thể đóng cửa, nhưng việc học thì không bao giờ được phép dừng. Cũng may nhờ các giải pháp công nghệ mà Alpha đang dần chuyển sang trường học thông minh để có thể hoạt động trong mọi hoàn cảnh” – thầy Phạm Văn Tuấn nói.

Theo thầy Phạm Văn Tuấn, hiện Alpha đang triển khai trường học trực tuyến ở cấp độ cao nhất, toàn diện, bắt đầu với việc có một Hệ thống quản lý học tập LMS (Learning Management System), tiếp đến có một hệ thống video tương tác đi kèm để phục vụ cho Lớp học đảo ngược; có lớp học trực tiếp trên MS Teams để giáo viên và học sinh trao đổi những nội dung khó, kiến thức khó; có hệ thống kiểm tra, đánh giá 789.vn và có hệ thống kết nối với phụ huynh, học sinh để duy trì sự tương tác… Ngoài ra có các dự án bổ trợ học tập tại nhà và chương trình chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần cho học sinh.

Đặc biệt, ông Trần Trọng Nghĩa – Giám đốc Điều hành Nền tảng dạy và học trực tuyến MegaSchool; Giám đốc Điều hành Trường học thông minh 789 khẳng định, với khâu tổ chức, kết hợp với các giải pháp công nghệ, tính công bằng, chính xác và minh bạch của các kết quả thi cử trực tuyến rất cao và tin cậy, ngang với việc tổ chức thi trực tiếp, thậm chí còn cao hơn do hạn chế được lỗi chủ quan của con người.

Ví dụ, khi học sinh làm bài thi và kiểm tra trực tuyến, có đầy đủ các tính năng hỗ trợ như đếm giờ, ngắt giờ, ngắt kiểm tra, các câu hỏi còn thiếu trước khi nộp bài, các chỉ định cho phép thí sinh được làm việc trên màn hình, mở ứng dụng khác, lập tức hệ thống cảnh báo hoặc phát tín hiệu dừng ngay cho giám thị.

Bên cạnh đó, công nghệ chống gian lận với sự hỗ trợ của camera trí tuệ nhân tạo (AI), giúp kiểm tra đúng thí sinh đang dự thi, cảnh báo các hoạt động không phù hợp trong quá trình thi và toàn bộ quá trình làm bài của thí sinh cũng được ghi nhận trực tiếp trên hệ thống, hiển thị theo thời gian thực. Quá trình chấm bài cũng được lưu tự động, đồng bộ với tất cả hệ thống quản lý nhằm hạn chế tối đa những tiêu cực nếu có thể xảy ra.

Cần sự đầu tư đúng đắn cho dạy học trực tuyến

Nhận định việc dạy học trực tuyến ở Việt Nam hiện nay chưa tận dụng được hết những ưu điểm cũng như chưa phát huy hiệu quả như mong đợi, Tiến sĩ Nguyễn Thúy Hồng Vân cho rằng, chúng ta cần có một sự đầu tư đúng đắn hơn cho việc dạy học online về mặt cơ sở vật chất, nền tảng công nghệ và điều chỉnh chương trình dạy học hợp lý.

Một nhân tố rất quan trọng trong việc góp phần dạy trực tuyến hiệu quả là giáo viên, tuy nhiên, giáo viên vẫn chưa được hỗ trợ một công cụ dạy học trực tuyến đồng nhất, giúp cho họ tích hợp tất cả các bài giảng lại với nhau, các cơ sở dữ liệu về tài liệu học tập, học sinh và giáo viên cùng giao tiếp trên nền tảng đó… “Tôi nghĩ cần phải có một nền tảng công nghệ và ứng dụng tốt cho giáo dục, một phần mềm All in one – tất cả trong một, mà trong đó tích hợp tất cả các cơ sở dữ liệu, hoặc tài liệu học tập giúp cho thầy và trò có thể phát huy tối đa tính tự chủ của người học” – Tiến sĩ Nguyễn Thúy Hồng Vân nêu.

Đồng quan điểm, ThS. Đoàn Hữu Nhật An cho hay, một trường học thông minh là làm thế nào để việc học tập của học sinh được tự do, khai phá mọi kiến thức và ở góc độ nhà quản lý có thể thâm nhập mọi lúc, mọi nơi để nắm được tốc độ học và dạy của giáo viên mà không cần phải can thiệp trực tiếp. Theo đó, cần có một nền tảng công nghệ cũng như một hệ thống chung hiệu quả, thân thiện, dễ sử dụng,

“Xu hướng của giáo dục hiện nay là đặt trọng tâm vào việc học tập của học sinh để giúp học sinh trở thành một công dân toàn cầu, vừa nắm vững về mặt kiến thức, vừa có những kỹ năng và phẩm chất đạo đức, kể cả ngoại ngữ, để các em có thể ứng xử mọi lúc, mọi nơi trên toàn cầu. Vì vậy, nhà trường thông minh là một cánh cửa mở cho các em được vào không gian của thế giới, trong một thế giới phẳng” – ThS. Đoàn Hữu Nhật An cho biết.

Ông Trần Trọng Nghĩa – Giám đốc Điều hành Nền tảng dạy và học trực tuyến MegaSchool; Giám đốc Điều hành Trường học thông minh 789 cho biết, hiện có nhiều phần mềm khác nhau, gây khó khăn cho công tác dạy và học trực tuyến. Nhằm hạn chế điều này, chúng tôi đã đưa ra giải pháp trường học thông minh Mega School – đây là giải pháp đã được triển khai ở nhiều trường học, địa phương trên toàn quốc. Với giải pháp này, chúng tôi đã phát triển một kho nội dung số từ lớp 1 đến lớp 12, cũng như một kho học liệu theo đúng phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuẩn ngôn ngữ theo vùng miền, giáo viên có thể tùy biến, nhưng có sự quản lý của hội đồng chuyên môn nhà trường, các nội dung video cũng có tính tương tác cao, đặc biệt, tích hợp tất cả các giải pháp live stream phổ biến…

“Đáng chú ý, với toàn bộ các công nghệ hiện đại sẽ trợ giúp cho công tác tổ chức khảo sát, kiểm tra, thi cử, hoàn toàn có thể tin cậy, đánh giá cao về độ minh bạch và sánh ngang với kết quả thi trực tiếp bình thường. Đây là một kho học liệu rất lớn để hỗ trợ giáo viên, các nhà quản lý, nhà trường trong lúc ra đề kiểm tra, để tham khảo và trong công tác chuẩn bị thi cử…” – ông Trần Trọng Nghĩa cho hay.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, cần có một nền tảng công nghệ dùng chung, thống nhất toàn quốc –  một phần mềm “All in one” – tất cả trong một, sẽ giúp cho việc dạy và học, chia sẻ tài nguyên, kinh nghiệm giảng dạy sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Thông tin về MegaSchool có tại: https://megaschool.edu.vn. Hotline:1900.234.582

Các báo đã đưa tin:
Vietnamnet
Người Lao Động
Giáo dục và Thời đại
Giáo dục TPHCM

TIN TỨC KHÁC