Đầu tư cho giáo dục tư nhân tại Việt Nam: Bài toán lợi nhuận và chất lượng

Những năm gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn cho giáo dục tư nhân Việt Nam ngày càng nhiều. Theo đánh giá của các nhà đầu tư, Việt Nam là nơi có nhu cầu mở trường quốc tế tốt khi GDP tăng mỗi năm và chính trị ổn định. Nhu cầu cho con học trường quốc tế ở Việt Nam rất cao… 

Song để có thể thành công, các chuyên gia giáo dục cho rằng, đầu tư trong giáo dục dù là công lập hay tư nhân, thì cũng đều phải có sự bền bỉ, đặt lợi ích của học sinh lên trên hết thì mới bền vững được. 

Các nhà đầu tư mạnh tay rót vốn 

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh trong 10 năm qua. Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm 2021, GDP Việt Nam tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020. Bên cạnh đó là tầng lớp trung lưu trong xã hội Việt Nam ngày càng tăng, đây chính là những người có nguồn tài chính dồi dào cho con tham dự các trường quốc tế.

Hoạt động ngoại khóa của SV Broward College

Bởi hầu hết các gia đình trung lưu đều mong muốn con học trường quốc tế nói tiếng Anh để sau này vào đại học tại các quốc gia nói tiếng Anh như Hoa Kỳ, Canada, Úc, Anh và một số nước châu Âu dạy bằng tiếng Anh…

Với những lợi thế như kể trên, những năm gần đây, các trường tư nhân Việt Nam đã nhận được luồng vốn đầu tư lớn ồ ạt đổ vào. Có thể kể đến Quỹ giáo dục Cognita mua Trường quốc tế TPHCM (International School of HCMC) và Trường tiểu học Saigon Pearl; Quỹ North Anglia mua Trường quốc tế Anh quốc (British International School); EQT đầu tư vào ILA; IFC đầu tư vào chuỗi trung tâm tiếng Anh có tên Vietnam – USA Society. 

Gần đây nhất, Tập đoàn Giáo dục EQuest cũng cho biết đã nhận được sự đầu tư từ KKR với giá trị thương vụ lên đến 100 triệu USD theo nguồn tin từ Deal Street Asia. KKR là một trong những công ty đầu tư lớn nhất thế giới với tổng giá trị tài sản quản lý lên đến 367 tỷ USD (tính tại ngày 31/3/2021).

EQuest hiện đang vận hành một hệ sinh thái giáo dục đa dạng, tập trung vào 4 lĩnh vực: Hệ thống trường phổ thông song ngữ từ lớp 1 tới lớp 12, hệ thống trường Đại học và Cao đẳng dạy nghề, trung tâm đào tạo tiếng Anh, và các giải pháp Công nghệ giáo dục…

Đầu tư cho giáo dục là tốn kém và vất vả

Thực tế, trong nhiều năm nay, câu chuyện đầu tư cho giáo dục vẫn được đưa ra bàn thảo khá nhiều về vấn đề lợi nhuận. 

Theo các chuyên gia, việc đầu tư vào giáo dục là rất tốn kém và vất vả. Đã từng có nhiều nhà đầu tư vì không chịu nổi “cú sốc” thất bại ban đầu đầu mà dừng chân. Những đại gia lớn nhảy vào giáo dục cũng chỉ muốn đóng góp cho giáo dục chứ không ai vì tiền. Tuy nhiên vì phần lớn là “tay mơ” nên rất nhiều trường học tư không lớn được hoặc rơi vào khủng hoảng. Việc có được nguồn đầu tư lớn, ổn định là mơ ước của nhiều đơn vị, công ty giáo dục trong nước. 

Ông Nguyễn Quốc Toàn- Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc EQuest Group từng chia sẻ rằng: Giáo dục tư nhân chưa bao giờ là lợi nhuận nhiều, chứ đừng nói là siêu lợi nhuận. Và làm giáo dục chưa bao giờ là dễ dàng.

Về mặt kinh tế học, các trung tâm tiếng Anh mọc lên như nấm nên thị trường dạy tiếng Anh hiện giờ là cạnh tranh hoàn hảo “perfectly competitive”. Ở một thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì lợi nhuận sẽ rất thấp và có thể bằng 0. Do đó tích lũy vốn không hề nhiều.

Đối với các trường phổ thông thì do uy tín xây đắp hơn chục năm, và cũng chỉ có số lượng ít và địa điểm tốt (có từ chục năm về trước) nên họ duy trì được thế cạnh tranh của mình và có một lượng học sinh đều đặn.

Điểm khác biệt lớn nhất của kinh doanh giáo dục là được thu tiền trước khi cung cấp dịch vụ. Nếu làm khéo thì vốn hoạt động có thể tận dụng từ tiền đóng học phí.

Để thành công, đích đến phải là chất lượng

Việc EQuest nhận được nguồn vốn dồi dào trong giai đoạn dịch Covid-19 phức tạp như hiện nay quả là một điều nay mắn, xứng đáng cho nỗ lực bỏ ra suốt 20 năm qua. Có được thành quả này, ban lãnh đạo EQuest luôn kiên định với tầm nhìn mang lại những chương trình giáo dục chất lượng quốc tế, được kiểm định cho người học Việt Nam.

EQuest luôn kiên định với tầm nhìn mang lại những chương trình giáo dục chất lượng quốc tế, được kiểm định cho người học Việt Nam.

Có thể kể đến Đại học Broward tại Việt Nam là phân hiệu quốc tế chính thức của Đại học Broward, một trong những trường Đại học cộng đồng tốt nhất Hoa Kỳ với hơn 65,000 sinh viên theo học hàng năm. Sinh viên Đại học Broward Việt Nam – được kiểm định bởi Hiệp Hội Kiểm Định Chương Trình Đại Học và Cao Đẳng Miền Nam Hoa Kỳ – Ủy Ban Đại Học (SACSCOC) – hoàn toàn có thể chuyển tiếp lấy bằng cử nhân của các trường đại học nổi tiếng ở Hoa Kỳ với chi phí chỉ bằng một phần ba bình thường.

Hay như trường đại học Phú Xuân luôn cam kết xây dựng môi trường đại học kết hợp hài hòa yếu tố lịch sử, văn hóa đặc thù của cố đô Huế với yếu tố đổi mới, sáng tạo bắt nhịp các tiến bộ về khoa học, công nghệ, giúp sinh viên có những trải nghiệm thực tế, luôn sẵn sàng cho công việc trong tương lai và đón nhận những cơ hội mới.

Ông Chee-Wei Wong- Giám đốc Quỹ KKR Global Impact tại châu Á, nhận định: Một trong những định hướng lớn của Quỹ KKR Global Impact là đầu tư vào những doanh nghiệp hỗ trợ Quá trình học tập suốt đời để tập trung vào việc thu hẹp cách biệt về kỹ năng và tạo ra cơ hội tiếp cận bình đẳng với giáo dục chất lượng. EQuest giúp thực hiện các mục tiêu trên.

“Chúng tôi tin rằng quá trình học tập suốt đời bắt đầu từ tuổi ấu thơ và EQuest đang giúp các thế hệ tương lai phát triển thông qua các chương trình giáo dục chất lượng tốt, hiệu quả cao với chí phí rất hợp lý. KKR sẽ tận dụng kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp, mạng lưới toàn cầu và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục để củng cố vị trí dẫn đầu thị trường của EQuest, giúp EQuest xây dựng các năng lực về công nghệ và triển khai các thông lệ quản trị và điều hành quốc tế tốt nhất. Sau khi đầu tư, chúng tôi sẽ làm việc sâu sát với ban lãnh đạo của EQuest để cùng biến sứ mệnh của Công ty thành hiện thực và tạo những ảnh hưởng tích cực lên lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam”- ông Chee-Wei Wong nói.

Đường link bài viết:

https://nhadautu.vn/dau-tu-cho-giao-duc-tu-nhan-tai-viet-nam-bai-toan-loi-nhuan-va-chat-luong-d55110.html

TIN TỨC KHÁC