—
Kể từ ngày 1/7/2022, Cognia áp dụng các bộ khung tiêu chuẩn mới thay cho các nhóm năng lực cũ như trước. Vậy, các khung tiêu chuẩn này là gì? Áp dụng cho đối tượng nào và có ảnh hưởng như thế nào với các đơn vị đã đạt kiểm định cũng như các đơn vị chuẩn bị làm kiểm định?
THAY ĐỔI KHÔNG NGỪNG ĐỂ THÍCH NGHI
Cognia đã hoàn thành chương trình nghiên cứu 5 năm một lần của mình và cho ra đời bộ khung tiêu chuẩn mới. Mục đích của sự thay đổi này nhằm đảm bảo sự bắt kịp với các thực tiễn mới nhất trong giáo dục, đảm bảo rằng các tiêu chuẩn làm nền tảng cho các chiến lược cải tiến và công nhận của Cognia tiếp tục khả thi và phù hợp với các nhà giáo dục trong thế giới ngày nay. Quy trình này được thực hiện một cách nghiêm ngặt, được xây dựng dựa trên các nghiên cứu giáo dục hiện tại, ý kiến đóng của các học viên và đánh giá của chuyên gia.
Khung tiêu chuẩn mới này khác tiêu chuẩn cũ (03 nhóm năng lực) như thế nào?
So với khung tiêu chuẩn trước đây (03 nhóm năng lực) thì khung tiêu chuẩn mới này phù hợp với tất cả các tổ chức, nhấn mạnh vào các phương pháp thực hành hiệu quả và chất lượng có lợi cho tất cả người học trong bất kỳ môi trường nào. Cụ thể ở đây:Khung tiêu chuẩn trước đây bao gồm: năng lực lãnh đạo, tổ chức dạy & học; và phân bổ nguồn lực. Khung tiêu chuẩn mới gồm 04 nhóm đặc trưng: Văn hóa học tập, Lãnh đạo trong học tập, Tương tác trong học tập và phát triển trong học tập.
Các tiêu chuẩn được xây dựng với trọng tâm lấy người học làm trung tâm, nhấn mạnh tầm quan trọng và tác động của việc đảm bảo sự công bằng cũng như mô tả các khía cạnh tạo nên sự hạnh phúc của tất cả người học, nhằm thực hiện chung một mục tiêu cơ bản: truyền cảm hứng và trang bị cho người học để họ đạt được tiềm năng cao nhất của mình.
Nhận xét về sự đổi mới này, ông Trương Minh Châu cho biết: “Đây là sự đổi mới rất cần thiết với tình hình giáo dục hiện tại và xu hướng giáo dục trong tương lai. Hệ thống 30 tiêu chuẩn trong 04 nhóm đặc trưng này hướng đến đối tượng học sinh một cách cụ thể hơn thông qua việc mô tả tiêu chuẩn để một tổ chức giáo dục có thể xây dựng và phát triển bền vững văn hóa, xác định vai trò và hành động cụ thể của lãnh đạo nhà trường trong việc tổ chức dạy và học là gì, xác định phương thức để có thể xây dựng được sự gắn kết mang tính tương tác cao trong học tập và đo lường sự tiến bộ của học sinh để sẵn sàng cho cấp học tiếp theo”.
KHUNG TIÊU CHUẨN ĐẦU TIÊN: VĂN HOÁ HỌC TẬP
Khung tiêu chuẩn đầu tiên là Văn hoá học tập. Ý nghĩa của khung: Tổ chức giáo dục tốt nuôi dưỡng và duy trì nền văn hóa học tập lành mạnh. Trong chính môi trường đó, học sinh, phụ huynh và nhà giáo đều cảm thấy được kết nối với mục đích của công việc, cũng như hành xử đúng với chuẩn mực đặt ra bởi tổ chức. Bên cạnh đó, hoạt động của tổ chức giáo dục đều đi đôi với mục tiêu đề ra, sứ mệnh, niềm tin và tham vọng theo đuổi (ví dụ: bài làm của học sinh, hình thức bên ngoài của tổ chức, mức độ hưởng ứng tham gia vào sự kiện, mức tham gia của phụ huynh, học sinh tại các sự kiện của tổ chức).Chi tiết các tiêu chuẩn như sau:
- Tiêu chuẩn 1: Người lãnh đạo nuôi dưỡng và phát triển văn hóa thể hiện sự tôn trọng, công bằng, bình đẳng và dễ dàng hòa nhập, qua đó đảm bảo hoạt động không có sự thiên vị đối với các cá nhân tham gia.
- Tiêu chuẩn 2: Sự hạnh phúc của học sinh là cơ sở để tổ chức tạo dựng nên sứ mệnh, mục đích và niềm tin của tổ chức.
- Tiêu chuẩn 3: Người lãnh đạo chủ động thúc đẩy các bên liên quan làm theo đúng những mục tiêu ưu tiên và nguyên tắc làm việc nhằm nâng cao tinh thần học tập và sự phát triển của học sinh.
- Tiêu chuẩn 4: Học sinh được thụ hưởng từ mô hình chính quy nhằm phát triển mối quan hệ tích cực, gắn bó hơn với bạn bè đồng trang lứa và người lớn.
- Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ nhân viên thể hiện sự chuyên nghiệp trong việc phát triển tinh thần tập thể và cộng tác hiệu quả để hỗ trợ học sinh.
- Tiêu chuẩn 6: Đội ngũ nhân viên chuyên môn được hỗ trợ để phát triển nghiệp vụ chuyên môn.
Bài viết tiếp theo: Ý nghĩa của khung và làm thế nào để đạt các tiêu chuẩn đó?