Vai trò của kiểm định giáo dục bậc phổ thông

Gần 4 thập niên hội nhập, toàn cầu hoá đã mang đến Việt Nam những cơ hội và thách thức để phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, trong đó có giáo dục.

Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng là yếu tố tiên quyết để thích ứng với những đòi hỏi quốc tế. Trong bối cảnh đó, kiểm định giáo dục trở thành giải pháp hữu hiệu.

Kiểm định giáo dục phổ thông và tình hình ở Việt Nam

Xuất hiện lần đầu vào cuối thế kỷ 19 tại New York (Mỹ), kiểm định (accreditation) bùng nổ vào đầu thế kỷ 20 trước khi lan tỏa mạnh mẽ đến các quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia có những hình thức tổ chức kiểm định khác nhau. Các tổ chức kiểm định thường là cơ quan trực thuộc sự quản lý của nhà nước, chính phủ (như bộ giáo dục), đơn vị độc lập trong nước hoặc quốc tế.

Kiểm định là công cụ đo lường giúp các cơ sở giáo dục định hướng và xác định những tiêu chuẩn của chất lượng. Từ đó, các đơn vị có thể xem xét lại tổng thể hoạt động, tăng cường tính minh bạch với xã hội. Về lâu dài, kiểm định được kỳ vọng tạo nên văn hóa chất lượng cho đơn vị. Vì vậy, đây là quy trình cần thiết với mọi đơn vị đào tạo từ phổ thông đến cao đẳng, đại học và các mô hình giáo dục qua công nghệ.

Kiểm định đóng vai trò quan trọng với sự phát triển giáo dục. Ảnh: Alpha School.

So với thế giới, ở Việt Nam, kiểm định giáo dục vẫn còn là khái niệm tương đối mới, manh nha xuất hiện từ năm 2002. Song đến năm 2004, kiểm định chất lượng đại học mới được quy định tạm thời. Hiện nay, đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam gồm các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông (gồm cả giáo dục thường xuyên), giáo dục nghề nghiệp và đại học.

Theo quy định của Luật Giáo dục, tại Việt Nam có 3 loại hình tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được phép hoạt động: Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập; tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài thành lập; tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam có 10 tổ chức kiểm định, trong đó gồm 5 tổ đơn vị Nhà nước, 2 đơn vị tư nhân và 3 đơn vị nước ngoài (FIBAA, AQAS, ASIIN).

Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm định và đảm bảo chất lượng giáo dục, thời gian qua, số lượng cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tham gia quá trình đảm bảo chất lượng không ngừng tăng.

Nhiều cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tham gia vào quá trình kiểm định chất lượng giáo dục. Ảnh: Trường St. Nicholas Đà Nẵng.

Năm học 2019-2020, 100% Sở GD&ĐT đã triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Tính đến tháng 7/2020, có 24.984 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên cả nước đã được đánh giá ngoài, đạt tỷ lệ 58,7%. Con số này tăng gần 6 lần so với mức 4.206 trường (tỷ lệ 9,75%) của năm 2014. Công tác tự đánh giá của các cơ sở giáo dục cũng chuyển biến rõ rệt, đạt tỷ lệ 96% cơ sở hoàn thành.

Đối với các trường ngoài công lập, tất cả chương trình giáo dục trong nhà trường đều được Phòng, Sở và Bộ GD&ĐT quản lý. Đặc biệt, các chương trình học du nhập từ nước ngoài phải được sự cho phép của Bộ GD&ĐT, đồng thời được kiểm định độc lập bởi một tổ chức quốc tế mà Bộ GD&ĐT công nhận. Tại Việt Nam, các trường phổ thông song ngữ, quốc tế chủ yếu được kiểm định bởi những tổ chức CIS, COBIS, WASC, NEASC…

Bài học thành công từ các tổ chức tư nhân

Tập đoàn Giáo dục EQuest và các trường phổ thông thành viên gồm Hệ thống Giáo dục Alpha, Hệ thống Giáo dục Thực nghiệm Victory, Hệ thống Trường liên cấp Newton, Tiểu học Công nghệ Giáo dục Hà Nội, Trường St. Nicholas Đà Nẵng, THPT Victory Sài Gòn (tiền thân là THPT Đông Đô) đã tham gia và chính thức đạt kiểm định của tổ chức kiểm định Cognia (Mỹ).

Cognia là tổ chức kiểm định giáo dục hàng đầu thế giới, có bề dày lịch sử 125 năm, đã kiểm định 40.000 trường học và tổ chức tại 85 quốc gia trên thế giới. Cognia sở hữu 3 cơ quan kiểm định vùng lớn nhất tại Mỹ (NCA CASI, NWAC, SACS CASI).

30 tiêu chuẩn kiểm định các trường phổ thông của Cognia chia thành 3 nhóm năng lực, gồm tất cả yếu tố, con người tham gia vào quá trình giáo dục tại đơn vị. Bên cạnh đó, Cognia cũng sử dụng thang đo i3-rubrics để đánh giá mức độ đạt được của mỗi tiêu chuẩn. I3-rubrics được mô tả theo mức độ từ thấp đến cao, với thang điểm 4 cho mỗi mức. Có thể nói, thang đo i3-rubrics là công cụ hữu ích để đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà trường.3 nhóm năng lực trong kiểm định Cognia đối với khối phổ thông, cùng thang i3-rubrics được xem là thước đo của sự hoàn thiện.

3 nhóm năng lực trong kiểm định Cognia đối với khối phổ thông, cùng thang i3-rubrics được xem là thước đo của sự hoàn thiện.

Để thực hiện thành công việc kiểm định và nhận chứng nhận từ Cognia, các trường cần đưa ra những minh chứng đạt chuẩn quốc tế về: Tổ chức dạy và học; quản lý nguồn lực con người và tổ chức; tiêu chuẩn về lãnh đạo của Cognia; kế hoạch cải tiến về chất lượng giáo dục.

Để đạt được kiểm định Cognia, các đơn vị đào tạo cần tiến hành phân tích, đánh giá và xây dựng kế hoạch cải tiến liên tục. Quá trình này giúp trường đánh giá được hiện trạng, từ đó có kế hoạch cải tiến phù hợp để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.Kiểm định chất lượng giáo dục giúp các cơ sở đào tạo có kế hoạch phát triển phù hợp. Ảnh: Trường Thực nghiệm Victory.

Kiểm định chất lượng giáo dục giúp các cơ sở đào tạo có kế hoạch phát triển phù hợp. Ảnh: Trường Thực nghiệm Victory.

Những giá trị đơn vị tham gia kiểm định nhận được gồm: Nâng uy tín của đơn vị về chất lượng giáo dục; gia tăng cơ hội được cha mẹ và học sinh lựa chọn; thu hút những giáo viên, nhân viên có năng lực; mỗi giáo viên, nhân viên đều đạt chuẩn mực trong công việc và liên tục phát triển. Những giáo viên, nhân viên công tác trong trường có thể khẳng định giá trị bản thân khi được làm việc tại môi trường đạt kiểm định, đồng thời gia tăng cơ hội việc làm và thu nhập. Việc đạt được kiểm định giáo dục giúp các trường khẳng định vị thế. Đặc biệt, đạt chứng nhận kiểm định của đơn vị kiểm định giáo dục uy tín từ nước ngoài cũng chứng minh rằng chất lượng giáo dục của trường đã có sự tiếp cận gần hơn với các tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoài ra, khi tham gia vào quá trình kiểm định của bất kỳ tổ chức nào, các bên liên quan trong mỗi cơ sở giáo dục đều có lợi ích cụ thể. Trong đó, học sinh – đối tượng mục tiêu hướng đến của mọi loại kiểm định – sẽ nhận được nhiều giá trị nhất.Học sinh nhận được nhiều giá trị khi nhà trường tham gia vào quá trình kiểm định chất lượng giáo dục. Ảnh: Trường THCS- THPT Newton.

Học sinh nhận được nhiều giá trị khi nhà trường tham gia vào quá trình kiểm định chất lượng giáo dục. Ảnh: Trường THCS – THPT Newton.

Sau quá trình thực hiện kiểm định, lợi ích lớn nhất các đơn vị nhận được là có thể tự đánh giá những điểm mạnh – yếu, từ đó cam kết thực hiện cải tiến liên tục để phát triển.

Kiểm định đang thực sự trở thành văn hóa của các trường đại học ở Việt Nam, nhưng còn rất mới mẻ với khối phổ thông. Có thể thấy, những nỗ lực thúc đẩy tự chủ đại học đã góp phần giúp các trường năng động hơn và việc kiểm định cũng được quan tâm. Với bậc phổ thông, một số trường tư thục đã tiên phong tiến hành kiểm định nhằm hướng tới phát triển bền vững, cũng như để được công nhận toàn cầu về chất lượng. Đây là những tín hiệu đáng mừng và cần được phát huy để đẩy mạnh văn hóa đảm bảo chất lượng, không riêng ở các trường đại học mà còn mở rộng ra các bậc học khác.

Tập đoàn Giáo dục EQuest (EQuest) và 8 đơn vị thành viên thuộc Khối Phổ thông và Khối Anh ngữ và Công nghệ giáo dục chính thức đạt kiểm định chất lượng toàn diện theo tiêu chuẩn của tổ chức Cognia (Mỹ). Các đơn vị thành viên của EQuest cùng đạt kiểm định của Cognia gồm: Hệ thống Giáo dục Alpha, Hệ thống Giáo dục Thực nghiệm Victory, Hệ thống Trường liên cấp Newton, Tiểu học Công nghệ Giáo dục Hà Nội, Trường St. Nicholas Đà Nẵng, THPT Victory Sài Gòn, iSMART Education và IvyPrep Education. EQuest trở thành tổ chức giáo dục tư nhân Việt Nam đầu tiên đạt kiểm định Cognia với những tiêu chuẩn quốc tế khắt khe.

Bài viết gốc: Zing News

TIN TỨC KHÁC