Cognia đồng hành cùng việc giảng dạy các kỹ năng sống trong và sau thời đại dịch

Covid 19 là một thảm họa đối với xã hội nhưng đồng thời, đây cũng là một cơ hội để “người lớn” nhìn lại và nhận ra tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng sống cho con em của họ. Hãy cùng lắng nghe IvyPrep Education – đơn vị đã đạt chứng nhận Kiểm định Cognia, chia sẻ về tầm quan trọng của việc giảng dạy kỹ năng sống trong và sau đại dịch cùng sự đồng hành của Cognia trong hành trình này!

1. KỸ NĂNG SỐNG – TẠI SAO LẠI CẦN THIẾT?

Năm 2020, mọi sự chú ý đều đổ dồn vào Covid-19 khi đây được tuyên bố là đại dịch toàn cầu. Trong khi cha mẹ vẫn phải vật lộn với căng thẳng về các vấn đề tài chính, các vấn đề nuôi dạy con cái, bệnh tật và mất việc làm, thì con cái của họ đồng thời phải đối mặt với các vấn đề học tập, xã hội và sức khỏe tinh thần.Không có sự hiện diện của giáo viên bên cạnh, trẻ em phải giữ kỷ luật và động lực để tự tham gia lớp học một cách tốt nhất. Chưa bao giờ là dễ dàng để trẻ em tự mình tập trung vào quá trình học. Trong thời gian cách ly, nhiều học sinh chia sẻ rằng các em bị thiếu động lực và hứng thú học tập, biểu hiện qua việc mệt mỏi và học tập qua loa, thậm chí tệ hơn là nghỉ học thường xuyên, dẫn đến sự sụt giảm thành tích học tập.

Việc bị cô lập trong một khoảng thời gian đáng kể đã gây ra sự thiếu kỹ năng xã hội ở những học sinh học tập trực tuyến. Hạn chế trong việc giao tiếp, chia sẻ, lắng nghe, hợp tác và phối hợp do đóng cửa trường học đã tác động tiêu cực đến sự phát triển cảm xúc xã hội của học sinh, hạn chế khả năng hình thành các mối quan hệ tích cực.Các vấn đề học tập và xã hội, khi không được giải quyết, sẽ dẫn đến sức khỏe tâm lý tiêu cực. Trên thực tế, nhiều học sinh được phát hiện bị căng thẳng, lo lắng và trầm cảm trong suốt thời gian đại dịch. Trong khi người lớn có thể đối phó với những thách thức này nhờ sự trưởng thành và kinh nghiệm sống, nhưng học sinh thì không. Điều này khiến các em dễ bị tổn thương hơn và từ đó nhu cầu về kỹ năng sống nảy sinh.

2. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CẦN THIẾT

Ngoài việc áp dụng các khái niệm giáo dục mới và các phương thức giảng dạy để tạo ra môi trường lớp học trực tuyến hiệu quả, giáo viên cũng muốn đảm bảo rằng học sinh của mình được trang bị đầy đủ các kỹ năng sống cần thiết giúp các em “sinh tồn” trong suốt thời gian bị cách ly.Không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu, một trong những câu hỏi được các giáo viên đặt ra thường xuyên trong thời gian đại dịch: Làm thế nào để giúp trẻ em vượt qua tình trạng thiếu động lực và hứng thú học tập?

  • Quản lý thời gian là kỹ năng đầu tiên cần được học sinh nắm vững để giúp giải quyết các vấn đề về động lực. Bắt đầu với việc đặt mục tiêu, học sinh có thể hiểu rõ mục tiêu cuối cùng của mình và chính xác những gì cần làm để đạt được mục tiêu đó. Sau đó, chỉ cần một thời gian biểu phân bổ thời gian cho từng hoạt động trong ngày sẽ giúp học sinh tập trung vào một hoạt động tại một thời điểm. Điều này cho phép học sinh nhìn thấy bức tranh tổng thể, không bị choáng ngợp bởi khối lượng công việc và tìm thời gian cho bản thân. Kỹ năng này có lợi cho học sinh ngay cả trong thời kỳ hậu đại dịch và trong suốt cuộc đời.
  • Kỹ năng giao tiếp là nhóm kỹ năng thiết yếu thứ hai được giáo viên lưu ý. Giao tiếp hiệu quả giúp học sinh kết nối với những người khác, thể hiện sự đồng cảm, lắng nghe tích cực, giải quyết mâu thuẫn và thiết lập mạng lưới hỗ trợ. Trong bối cảnh kết nối hạn chế với những người khác trong thời gian cách ly, điều quan trọng là học sinh phải biết cách bày tỏ suy nghĩ, ý tưởng và quan điểm của mình. Thực tế đã chứng minh rằng các kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ giúp học sinh hình thành các mối quan hệ có sâu sắc có thể tác động tích cực đến cuộc sống học tập và cá nhân. Hơn nữa, kỹ năng giao tiếp gắn liền chặt chẽ với tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề
  • Chống lại việc bị bắt nạt trực tuyến: Bị hạn chế trong nhà khiến mọi người luôn tìm cách thỏa mãn mong muốn giao tiếp với người khác, do đó sử dụng mạng xã hội trở thành một xu hướng mới. Sự gia tăng phổ biến của nhiều ứng dụng hỗ trợ tương tác trực tuyến đã làm tăng nguy cơ tiếp xúc với việc bị bắt nạt trực tuyến. Không chỉ đại dịch đã biến đổi đời sống xã hội, công việc và giáo dục sang hình thức tương tác trực tuyến, mà nó còn góp phần vào việc số hóa bắt nạt đang diễn ra. Giống như việc chuyển nơi ở hay nơi làm, thì bắt nạt cũng vậy, nó cũng sẽ chuyển dịch theo. Giáo dục học sinh cách nhận biết khi nào điều gì đó “vượt qua ranh giới”, phòng chống và cách đối phó với bắt nạt trực tuyến là kỹ năng quan trọng thứ ba.
3. TÍCH HỢP KỸ NĂNG SỐNG VÀO GIẢNG DẠY

“Tích hợp kỹ năng sống vào giảng dạy đề cập đến việc chủ ý đưa các kỹ năng sống thiết yếu vào các môn học và hoạt động học thuật khác nhau trong một lớp học hoặc môi trường giáo dục. Thay vì coi kỹ năng sống là một môn học riêng biệt, tích hợp cho phép các nhà giáo dục đan cài các kỹ năng này một cách liền mạch vào các bài học và trải nghiệm khác nhau, cho phép học sinh áp dụng chúng một cách thực tế và có ý nghĩa.”

Các kỹ năng sống không phải là những khái niệm biệt lập có thể được học một cách biệt lập, mà là những kỹ năng liên ngành có thể được áp dụng trên các lĩnh vực học tập và tình huống thực tế khác nhau. Tại IvyPrep, bên cạnh các mô hình câu lạc bộ kỹ năng thế kỷ mới, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác, v.v. đã được tích hợp vào các lớp học tiếng Anh như một phần không thể thiếu của chương trình học.

**Để minh họa, chúng ta hãy xem xét nội dung khóa học của Ivy Senior – một trong những sản phẩm chủ đạo của IvyPrep. Có tám phiên đào tạo kỹ năng mềm trong mỗi cấp độ của chương trình này. Vì có ba cấp độ, có nghĩa là học sinh có nhiều cơ hội để nắm bắt nhiều kỹ năng, từ Tư duy tích cực và Tư duy phản biện, Học tập hiệu quả, đến Lãnh đạo hoặc Quản lý thời gian, v.v. Học sinh sẽ áp dụng các kỹ năng này vào cả kế hoạch học tập và cuộc sống hàng ngày của họ, giúp họ sống hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.

Một số giáo viên cũng khuyến khích học sinh làm “Nhật ký hàng ngày” dưới dạng viết hoặc nói tiếng Anh như một phương pháp đơn giản nhưng vẫn có lợi cho học sinh. Theo đó, một mặt, việc viết ra giấy, gõ phím hoặc nói ra những gì học sinh đã làm trong một ngày và cảm nhận của các bạn có thể giúp giảm bớt căng thẳng, khơi dậy sự tự khám phá, hoặc thậm chí làm nhẹ bước đi tiếp theo trong cuộc sống. Mặt khác, nó giúp học sinh nâng cao trình độ tiếng Anh bằng cách luyện tập hàng ngày. Một mũi tên trúng 2 đích!

4. KIỂM ĐỊNH COGNIA VÀ GIẢNG DẠY KỸ NĂNG SỐNG

Tại IvyPrep Education, bộ tiêu chuẩn Cognia đã hoạt động như một kim chỉ nam, là khuôn khổ giúp cho giáo viên và nhà giáo dục đạt được sự cải tiến liên tục trong giảng dạy và học tập. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 nghiêm trọng, việc duy trì các tiêu chuẩn nghiêm ngặt đã giúp giáo viên và nhà giáo dục ở đây đạt được cả thành tích học tập và sức khỏe của học sinh.Khi tập trung vào sức khỏe tâm lý của học sinh, chúng tôi nỗ lực tạo ra một môi trường học tập tích cực nơi người học cảm thấy an toàn, được hỗ trợ và được đánh giá cao. Các kỹ năng sống, đặc biệt là các kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân, được nhấn mạnh để học sinh biết cách thực hành chúng trong cuộc sống thực.

Theo Sứ mệnh và Định hướng phát triển trong Giá trị cốt lõi của chúng tôi, chúng tôi cũng đã thúc đẩy các kỹ năng như Tư duy phản biện, Nói trước đám đông, Tranh luận, Quản lý tài chính, Phòng chống bắt nạt trực tuyến, v.v. như các câu lạc bộ kỹ năng trực tuyến trong và sau đại dịch, cung cấp cơ hội rộng rãi cho học sinh khác trên khắp Việt Nam tiếp cận các nguồn lực giáo dục và triển khai các kỹ năng quan trọng này trong cả học tập và cuộc sống hàng ngày.

Tiến sĩ Mark A. Elgart, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Cognia, đã phát biểu: “Kiểm định Cognia là một quy trình nghiêm ngặt tập trung toàn bộ trường học và cộng đồng vào mục tiêu chính là chuẩn bị cho học tập suốt đời trong môi trường tương tác hấp dẫn mà tất cả học sinh có thể phát triển. Tập đoàn Giáo dục EQuest đáng được khen ngợi vì đã chứng minh rằng họ đã đáp ứng các tiêu chuẩn cao và đang đạt được tiến bộ trên các chỉ số quan trọng tác động đến việc học của học sinh.”

TIN TỨC KHÁC