Tương lai của đánh giá giáo dục

–Tiến sĩ Stephen Murphy và Steve Ferrara–

(PHẦN 1)

[ENGLISH TRANSLATION BELOW]

(1) Hệ thống đánh giá cân bằng của một đơn vị tổ chức là gì?

(2) Mô hình học tập tương lai của học sinh sẽ như thế nào?

(3) Đơn vị giáo dục lấy học sinh làm trung tâm trong việc dạy. Vậy việc đánh giá theo hướng trọng tâm hóa học sinh sẽ như thế nào?

Các trường học, khu vực quận, tiểu bang cùng các đối tác đánh giá của họ — thúc đẩy bởi sự cấp thiết phải cung cấp thông tin hữu ích, có giá trị cho các nhà giáo dục và học viên mà mỗi mình các bài đánh giá tổng kết trên toàn tiểu bang không thể đáp ứng được— ngày càng tập trung vào các buổi thực hành đánh giá trong lớp học được lồng ghép trong các hoạt động giảng dạy hàng ngày.

Với mỗi giáo viên, việc tìm ra những gì học sinh đã biết và khả năng ứng dụng trong thực tế đòi hỏi họ phải điều hướng một loạt các phương pháp đánh giá học sinh thông qua “hệ thống đánh giá cân bằng”, điều này nhằm tạo cơ hội cho giáo viên:

  • Xác định độ hiệu quả học tập của một đơn vị hướng dẫn cụ thể.
  • Xác định nếu học sinh còn vướng mắc một khái niệm hay những khó khăn học sinh gặp phải diễn ra như thế nào.
  • Đánh giá mức độ sẵn sàng của học sinh cho bài kiểm tra tổng kết cuối năm (dựa theo cấp lớp).
  • Đánh giá độ hiệu quả trong học tập của toàn bộ học sinh qua một năm.

Sau cùng, các phương pháp trên sẽ giúp đánh giá xem học sinh có nắm vững nội dung ở các cấp lớp và tinh thần đủ tự tin cho năm học tiếp theo hay không.

CÁC YẾU TỐ CHÍNH CỦA HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ CÂN BẰNG

Việc mở rộng các hệ thống đánh giá cân bằng với quy mô lớn hơn cho phép các tiểu bang và trường học theo dõi và thông báo tiến độ học tập trong suốt năm học. Thông thường, các mô hình đánh giá cân bằng bao gồm các công cụ:

  • Đánh giá tiến bộ (Dài hạn): thu thập bằng chứng về sự hiểu biết của học sinh trong thời gian thực thông qua các buổi tham vấn nhỏ, nhằm tập trung hỗ trợ các nhà giáo dục trong việc điều chỉnh giảng dạy.
  • Đánh giá điểm chuẩn: được sử dụng để đo lường độ hiệu quả trong học tập, đồng thời định hướng chương trình học bổ túc cho học sinh cần hỗ trợ thêm. Những đánh giá này có tác động mạnh đến việc học tập của học sinh và có thể hỗ trợ các chương trình giảng dạy cho mỗi học sinh và một lớp học, trường học hoặc khu vực các trường liên kết.
  • Các bài đánh giá tạm thời: thường diễn ra vào mùa thu, mùa đông và mùa xuân, thông qua việc theo dõi kết quả học tập, sự tiến bộ và sự phát triển của học sinh trong suốt cả năm để đạt được các mục tiêu học tập cuối năm qua đó xác định học sinh hoặc các lĩnh vực học tập cần chú ý thêm. Đánh giá qua năm cũng có cách thức tương tự nhưng chỉ đánh giá những tiêu chuẩn nội dung được hướng dẫn trong suốt thời gian học tập.
  • Đánh giá Tổng kết (Ngắn Hạn): là các bài đánh giá cuối năm nhằm xác minh việc học tập và đáp ứng các yêu cầu về trách nhiệm giải trình. Việc đánh giá này cung cấp thông tin tổng hợp về thành tích đạt được và sự tiến bộ để sử dụng trong đánh giá chương trình, quyết định chính sách, phân bổ ngân sách và cung cấp dữ liệu về chương trình học tập và hiệu quả giảng dạy.

CHUYỂN SANG MÔ HÌNH HỌC TẬP LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM

Tuy nhiên, ngay cả công cụ đánh giá cân bằng hợp lý nhất cũng gặp phải một số hạn chế. Các phương thức này đánh giá dựa trên sự tiến bộ của mỗi học sinh qua sự thông thạo và cấp độ vận dụng trong cùng một khung thời gian, thế nhưng mỗi học sinh lại sáng tạo cho mình các cách học riêng cùng với quỹ thời gian khác nhau để đạt được sự thông hiểu như mong muốn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chỉ khi theo học đúng bộ môn sở trường, học sinh sẽ đúc kết, làm chủ được kiến thức hiệu quả nhất, và có nội dung liên quan phục vụ cho những định hướng mà học sinh theo đuổi trong tương lai. Trong các lớp học lấy học sinh làm trung tâm, học viên sẽ xem việc học tập và hướng dẫn có sự thích ứng với mỗi cá nhân và phù hợp với hoàn cảnh địa phương, phù hợp với văn hóa, kết nối thực sự với cuộc sống.Mô hình học tập của học sinh trong tương lai (xem hình dưới đây) được thiết kế đại diện cho các yếu tố phù hợp nhất với học sinh và việc học tập cá nhân của các em.

Nguồn:

The future of educational assessment. (2022, June 14). Cognia – The Source. https://source.cognia.org/…/the-future-of-educational…/

The Future of Educational Assessment

–Stephen Murphy, Ph.D., and Steve Ferrara, Ph.D.–

(PART 1)

(1) ‘Balanced Assessment systems’, what is it?

(2) What would the future ‘student learning paradigm’ look like?

(3) Student-led academic systems are taking off. How will Education Assessment be tailored to this?

Schools, districts, states, and their assessment partners—driven by an urgency to provide valuable, actionable information to educators and students that statewide summative assessments cannot alone provide—are increasingly focused on classroom assessment practices embedded in instructional activities.

For teachers, understanding what students know and can do requires teachers to navigate a broad array of assessment approaches, all of which are combined in so-called “balanced assessment systems” that provide opportunities for educators to:

  • Verify learning of a specific unit of instruction
  • Determine whether and how students are struggling with a concept
  • Gauge student readiness for end-of-year (grade) summative testing
  • Evaluate a year’s worth of learning

Ultimately these measures help determine if students have mastered grade-level content and are prepared for the next year of learning.

KEY ELEMENTS OF BALANCED ASSESSMENT SYSTEMS

The expansion of state-sponsored, statewide balanced assessment systems enables states, districts, and schools to monitor and inform learning progress throughout the academic school year. Typically, balanced assessment models include:

  • Formative assessment: which gathers evidence of student understanding in real-time through small, focused check-ins that support educators in making instructional adjustments.
  • Benchmark assessments: which are used at the end of a series of instructions to verify learning and identify students requiring additional instruction or enrichment. These assessments have a high impact on student learning and can support instructional decisions for each student and a class, school, or district.
  • Interim assessments: typically offered in the fall, winter, and spring, monitor student performance, progress, and growth through the year in reaching end-of-year academic goals to identify students or areas of learning that need attention. Through-year assessment does much the same thing but assesses only those content standards covered in instruction during the learning period.
  • Summative Assessments: are end-of-year assessments that verify learning and fulfill accountability requirements. They provide aggregate information about achievement status and growth for use in program evaluation, policy decisions, and budget allocations, and provide data on learning programs and instructional effectiveness.

MOVING TO A STUDENT-CENTERED PARADIGM OF LEARNING

Even the most sensible balanced assessment approach can have its limitations, however. These types of measures are based on how well each student progresses in mastering prescribed content over the same time period when we know that young people learn in different ways and come to mastery at a different pace. Research also indicates that students learn more deeply and “own” what they learn by studying what captures their personal interests and connects to what they already know and aspire to become. In student-centered classrooms, students view learning and instruction as personally relevant and engaging focused on the local, culturally relevant context that authentically connects with their lives.The future paradigm of student learning (see picture below) is designed to represent elements closest to students and their individual learning.

Source:

The future of educational assessment. (2022, June 14). Cognia – The Source. https://source.cognia.org/…/the-future-of-educational…/

TIN TỨC KHÁC